Những lưu ý trong thi công, thiết kế bao bì

 

Để có bao bì, nhãn mác, vỏ hộp đẹp thì quá trình thi công và thiết kế phải tương tác, thấu hiểu nhau. Trong đó có những lưu ý cho cả hai bên cần ghi nhớ.

 

1.Hệ màu, hệ màu và hệ màu…

Có 2 hệ màu thường được sử dụng: RGB và CMYK

Phần lớn các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe PhotoShop, Adobe Illustrator v.v… đều dùng hệ màu CMYK trong thiết kế in ấn. Do đó hãy sử dụng hệ CMYK ngay từ đầu trong thiết kế để tránh vào phút cuối mà quên chuyển từ màu RGB sang CMYK. Trong một vài trường hợp, màu sẽ bị tái khi chuyển từ RGB sang CMYK.

2. Độ phân giải

Số điểm ảnh trên 1 inch càng nhiều thì ảnh càng mịn, ngược lại,càng ít thì càng bị “rổ”! Chúng ta quan tâm đến độ phân giải vì nguồn hình ảnh trên Internet là một lợi thế khiến cho việc tìm hình ảnh trở nên đơn giản và nhanh hơn, nhưng đa phần độ phân giải của những hình ấy chỉ 72 dpi. Do độ phân giải không cao nên những hình đó chỉ thích hợp khi chúng ta muốn in hình ra với kích thước nhỏ (300×400 chẳng hạn)

Hình sử dụng trong thiết kế in ấn chuẩn phải là 300 dpi trở lên.

VD: In trên khổ giấy A4, hình có kích thước nhỏ 300 x 400 thì vẫn đáp ứng được độ phân giải. Nhưng cũng với độ phân giải này, mang đi in offset khổ A3 hoặc A2 thì hình sẽ bị vỡ (không sắc nét):

3. Font chữ

Font là kiểu chữ, loại chữ sử dụng trong mẫu thiết kế. Font chữ chỉ bị lỗi khi chuyển từ máy A (có loại font đó) sang máy B (không có loại font đó). Vì vậy, hãy convert font trong file thiết kế, hoặc chép theo những bộ font đã sử dụng: Tránh trường hợp in ra chữ sai chính tả.

4. Màu thiết kế khác nhau

Các bạn lưu ý một số điều sau:

- Màu của mẫu thiết kế hiển thị trên màn hình mỗi máy khác nhau.

- Màu sắc máy in phun trong công ty hoàn toàn khác so với loại được in sản phẩm (bài 2 đã từng đề cập về khía cạnh này nhưng với cách sử dụng Giấy).

- Màu sắc trên máy in proof (in test) cũng khác nhau so với sản phẩm thật.

- Ngay cả màu sắc khi in trên cùng 1 máy cũng khác nhau khi in trước, in sau. VD: Tờ in thứ 150 có thể khác so với tờ thứ 3000…

Khách hàng ngạc nhiên là điều bình thường, hãy bày tỏ với họ về điều này trước. Không nên nói quá nhiều về sự hoàn hảo tuyệt đối của sản phẩm là chất lượng tốt nhất. Phần này hãy lưu ý bản in duyệt mẫu có chất lượng gần như sản phẩm thật.

Hãy soạn sẵn nội dung (chỉ cần ký duyệt) như sau trên bản in ký duyệt: “Tôi đồng ý in ấn với nội dung và mẫu thiết kế này”. Nhấn mạnh đến việc màu sắc có thể khác đi 3-5% do ảnh hưởng giấy (Đậm hơn, nhạt hơn)…Bên cạnh đó, do chất lượng in không ổn định như thế nên phải tính đến việc bù hao giấy cho những sản phẩm không đạt (phải bỏ).

Ví dụ: Sản phẩm cuối cùng là 1000 tờ leaflet, khi in có thể bù hao 200-300 tờ, điều này còn phụ thuộc rất nhiều khi hiệu chỉnh mực in của nhà in.

5. Nên xuất loại file gì?

Chúng ta có thể liệt ra một số cách xuất file sau:

- Xuất chỉ 1 file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Có thể sử dụng trong việc in văn phòng, in hiflex kỹ thuật số, in PP…).

- Xuất file gốc đã convert font + file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Đây là cách thường thấy trong in ấn. File gốc để in, file hình ảnh JPG để xem và đối chiếu).

- Xuất file gốc đã convert font + file có đuôi “.dpf” (file nào cũng có thể in, tùy theo mức độ và chất lượng).

- Trọn bộ: File gốc chưa convert font + Bộ font chữ sử dụng trong mẫu thiết kế + File có đuôi “.dpf” + file có đuôi “.JPG” + Hình ảnh link trong mẫu thiết kế. (Có thể đóng gói theo cách lưu tất cả file riêng lẻ vào 1 folder hoặc nếu đang thiết kế trong chương trình Indesign thì nó sẽ tự động xuất ra trọn bộ vào 1 folder).

Doanh nghiệp của bạn có nhu cầu thiết kế - thi công bao bì, màng bọc, nhãn dán cho sản phẩm? Chỉ cần để lại số điện thoại/email để được tư vấn miễn phí mọi lúc.

Công ty cổ phần sản xuất và đầu tư thương mại Gia Huy Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, in ấn trên các loại sản phẩm khác nhau.

Địa chỉ: Khu An Phát - xã Dương Liễu - Hoài Đức - Hà Nội

SDT: 02432001888